Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, Việt Nam. Được biết đến với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Từ thơ mộng đến hùng vĩ, từ trên núi xuống thung lũng. Lâm Đồng, vùng đất nuôi dưỡng biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Và cũng là nơi luôn đem lại sự yên bình xanh biếc.
Nơi đây sở hữu rất nhiều địa điểm đáng chú ý và đáng tham quan. Ngoài ra còn có vị trí quan trọng trong tiềm năng kinh tế. Tiềm năng chính trị to lớn của Việt Nam. Hãy cùng Du-lich-da-lat Com tìm hiểu thêm về tỉnh Lâm Đồng nhé!
Giới thiệu về tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước. Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.
Vị trí địa lý – Xã hội
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên. có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông. Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hoà, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận. Phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắk Lắk ở phía Bắc.
Năm 2018, Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân. Xếp thứ 23 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu người. Đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.312.900 người dân, số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 78.433 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4064 tỉ USD). GRDP bình quân đầu người đạt 59,74 triệu đồng (tương ứng với 2.595 USD). Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,14%.
>>> Xem thêm Mã vùng điện thoại Lâm Đồng mới và 63 tỉnh thành
Lịch sử tỉnh Lâm Đồng
Năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring).
Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị.
Năm 1913, nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận.
Năm 1916, thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt, Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên.
Năm 1920, xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt. Phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng. Tỉnh lỵ đặt tại Di Linh, năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt.
Năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh.
Năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt. Thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (B’Lao) và Di Linh, tỉnh lỵ đặt tại Bảo Lộc.
Lịch sử qua các năm
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt. Bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt.
Năm 1976, 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới. Gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng.
Năm 1979, chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai. Chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương.
Năm 1986, chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Năm 1987, chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện: Đức Trọng và Lâm Hà.
Năm 1994, chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Năm 1999, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II.
Năm 2004, thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở tách 3 xã thuộc huyện Lạc Dương và 5 xã thuộc huyện Lâm Hà.
Năm 2009, thành phố Đà Lạt được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2010, chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.
Địa hình – Tự nhiên Lâm Đồng
Nằm ở phía nam Tây Nguyên, trên 2 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn. Đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 mét so với mực nước biển. Đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam.
Phía Bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét. Đỉnh Lang Biang cao 2163 mét. Hòn Giao cao 1948 mét. Phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang. Trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. Phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét. địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.
Khí hậu Lâm Đồng
Khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%. .
Văn hóa – du lịch
Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố của tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây chính là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương tìm đến.
Với cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Kết hợp với khí hậu trong lành mát mẻ. thành phố Đà Lạt có khá nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Điển hình như thác, hồ, suối,… Một địa điểm vô cùng lý tưởng cho những ai ưa du lịch miền núi.
Thác nước Lâm Đồng
Những cái tên trong chủ đề thác nước tại Lâm Đồng. Không thể không kể đến như: thác Pongour – Nam Thiên đệ nhất thác, Thác Bảo Đại, Thác bảy tầng ( thác Tà Ngáo), thác Dambri,…
Thác Bảy Tầng (thác Tà Ngáo)
Thác bảy tầng hay còn được gọi với cái tên Thác Tà Ngáo. Thác Bảy Tầng nằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 25 km theo QL55. Nhìn chung, để đến được thác bảy tầng để du lịch. Có lẽ sẽ có hơi chút khó khăn cho những khách du lịch phương xa. Do bạn sẽ phải đi bộ vượt qua một km đường rừng mới có thể đến được Thác bảy tầng.
Thác Dambri
Khu du lịch thác Dambri là một quần thể du lịch rộng lớn. Bao gồm các cánh rừng nguyên sinh rộng đến hàng nghìn hecta. Ngoài ra còn có thêm thác, hồ, các khu vui chơi được xây dựng,… để phục vụ cho nhu cầu du lịch của du khách khi tới đây.
Thác Bảo Đại
Với vẻ mộng mơ của hồ Tuyền Lâm, hùng vĩ của thác Bảo Đại. Và độc đáo của các công trình kiến trúc như Làng Người Lùn, Cối Xay Gió… không chỉ vậy bạn còn được tham quan hầm rượu vang của khu du lịch Thác Bảo Đại. Đây được xem là hầm rượu vang nhất nhì cả nước. Nếu may mắn bạn còn có cơ hội được thưởng thức rượu vang miễn phí nữa đấy nhé. Và đặc biệt là Làng Xì Trum – ngôi làng sẽ đưa bạn về tuổi thơ đầy kỉ niệm.
Nam Thiên Đệ Nhất Thác – thác Pongour
Vốn sở hữu dòng chảy bậc thềm lớn nên cảnh quan nơi đây vẫn độc đáo. Và vẫn giữ được vẻ hùng vĩ thiên nhiên. Thác Pongour cao khoảng 50m. Chia thành 7 tầng thác đổ. Người ta thường ví thác Pongour khi nhìn xa hệt như mái tóc của một người phụ nữ. Dòng nước trắng xóa, mượt mà, mềm mại trên những tầng thác. Đổ xuống tung bọt trắng xóa rất đẹp. Nơi đây rất phù hợp làm nơi cắm trại vui chơi cuối tuần. Chụp ảnh phong cảnh, ảnh cưới, cảnh kỷ niệm,…
Đồi
Đồi chè Cầu Đất
Đồi chè Cầu đất thuộc thành phố Đà Lạt. Nằm trên đồi cao, những hàng chè xanh được trồng như những bậc thang màu xanh. Vô cùng bắt mắt dưới ánh nắng. Một màu xanh tươi mới, mướt mát vô cùng. Một ngày nào đó bạn thử tới đây vào một sớm tinh mơ. Mớ thấy được khi nắng lên những lá chè chuyển biến như những miếng ngọc xanh óng ánh. Không khí trong lành hòa thêm mùi trà xanh thoang thoảng. Thật sự là một khởi đầu mới cho một ngày tốt lành.
Đồi hoa Cỏ Lau
Đồi hoa cỏ Lau có thể dễ bắt gặp ở nhiều nơi tại Đà Lạt. Thậm chí trong khuôn viên trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt hay đại học sư phạm Đà Lạt. Chúng mọc ở bất kì nơi nào có thể. Nếu đi ra vùng ngoại ô thì càng dễ gặp được chúng hơn. Cuối tháng 5 là thời gian tới tham quan chụp ảnh tốt nhất đấy.
Đồi Thiên Phúc Đức
Đồi Thiên Phúc Đức là một trong những địa điểm săn mây độc đáo nhất Đà Lạt. Với vị trí cao, thuận lợi quan sát mặt trời. Nơi đây được rất nhiều du khách, nhiếp ảnh gia săn đón. Để chiêm ngưỡng chụp ảnh Mặt Trời lặn, mọc. Ban đêm cũng có những nhóm bạn đốt lửa cắm trại qua đêm.
Đồi thông hai mộ
Đồi Thông Hai Mộ sở hữu cảnh đẹp trong trẻo. Người dân chăn ngựa cũng thường thả chúng ở đây cho ăn cỏ. Không khí trong lành, xanh mát, đặc biệt là khi chiều tà. Nắng vàng khiến cho khu rừng như bừng lên sức sống.
Một số ngọn núi nổi tiếng ở Lâm Đồng
Không thể không kể đến đó là núi LangBiang, đỉnh Đan Sê Na, Hòn Giao, …
Trong số đó, đỉnh núi Langbiang chính là đỉnh núi nổi tiếng nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Langbiang
Langbiang là được mệnh danh là nóc nhà của Tây Nguyên. Với khi hậu trong lành mát mẻ, vị trí đắc địa. Và sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút rất rất nhiều sự quan tâm của du khách thập phương. Đứng từ vị trí đỉnh Langbiag bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Lạt từ xa. Ngoài ra cũng có rất nhiều những trải nghiệm tuyệt vời tại đây mà không thể kể hết được.
Tà Năng – Phan Dũng
Nơi đây nổi bật với mùa cỏ cháy thu hút lạ lỳ. Những ai thích khám phá sự hoang dã mới mẻ thì đây chính là một địa điểm thú vị đấy. Tham quan vùng đất này có nghĩa là “chuyến du lịch chậm”. Các bạn sẽ được trải nghiệm đi bộ trong các tuyến đường bộ trong rừng.
Băng qua các con suối, vượt qua các ngọn thác, qua đèo và sa mạc. Một kiểu trải nghiệm khiến các phượt thủ nghe là thấy “cuồng chân”. Dùng chính đôi chân của mifnhd dể trải nghiệm. Để cảm nhận quang cảnh rừng núi hoang dã.
Ngoài ra còn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại Lâm Đồng. Mà có lẽ trong một bài review ngắn chúng tôi sẽ không thể kể hết được. Hãy cùng theo dõi nhiều bài viết chi tiết hơn của Hoa Dalat Travel. Để có thể tìm hiểu được nhiều địa điểm hơn nhé!
Ẩm thực & Đặc sản Lâm Đồng
Trà Bảo Lộc
Trà Bảo Lộc là loại trà sớm nổi tiếng từ nhiều năm về trước đây. Loại trà này đã được xem là ngon và có tiếng trên cả nước. Trà Bảo Lộc được tẩm ướp với đa dạng loại hương như hoa, thuốc bắc, sâm, dứa, cam thảo, tiểu hồi, quế chi, đại hồi,…Trà rất thơm, uống rất ngon, vị rất thanh. Chà, chỉ cần đi ngang qua nhà máy trà thôi cũng có thể ngửi thấy mùi trà xanh thơm nức.
Cơm niêu
Cơm niêu là một món ăn dân dã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Thưởng thức món cơm được nấu. Trong những chiếc niêu đất như đưa chúng ta quay trở lại một thời xưa cũ. Ăn kèm với cơm niêu thường có các món mặn, món chấm quen thuộc.
Rượu Cần của người Chu Ru
Trong ánh lửa xua sương lạnh trên cao nguyên. Xung quanh rộn rã tiếng cười đùa và giọng nói của người dân trong bản. Cùng nhau nhâm nhi rượu cần thì sẽ nhớ mãi không quên. Không chỉ là cảm giác từ men say mà còn là cảm giác ấm từ bụng. Rạo rực trong lồng ngực và niềm vui đơn sơ. Không đong đếm được khiến chúng ta tự hỏi đã vô tình đánh mất từ bao giờ nay chợt tìm thấy lại.
Hồng giòn Đà Lạt
Hồng giòn Đà Lạt là một loại trái cây vô cùng dễ ăn. Và được rất nhiều du khách yêu thích. Trái hồng chín cho ta vị ngọt thanh, kết hợp với sự giòn tan của thịt hồng. Mùa hồng tới không chỉ cho ta trái ngon. Mà còn cho ta khung cảnh những cây hồng trĩu quả vô cùng bắt mắt. Tưởng chẳng đáng là bao nhưng thực sự lại rất thơ mộng.
Du lịch Đà Lạt, tiện mua vài kí hồng giòn làm quà. Vừa đơn giản lại còn rất hợp lý.
Trên đây là bài viết về tỉnh Lâm Đồng. Mà Du-lich-da-lat Com biên soạn dành tặng các bạn. Hi vọng qua bài viết, sẽ giúp cho quý bạn đọc hiểu hơn về tỉnh Lâm Đồng.
Chúc quý du khách có những trải nghiệm tuyệt vời tại Lâm Đồng. Và đừng quên! Gọi ngay cho chúng tôi nếu bạn cần book tour, book phòng nhé! Hoa Dalat Travel hân hạnh phục vụ quý du khách!